Bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa xe nâng định kỳ
Xe nâng là loại xe chuyên dụng, được sử dụng để thay thế sức người trong các công việc bốc xếp, nâng hạ hàng hóa tại các bến bãi, nhà kho, cảng biển, hoạt động vận tải. Do đó, để xe nâng có thể vận hành và hoạt động một cách tốt nhất đồng thời nâng cao tuổi thọ của xe, chúng ta nên bảo trì, bảo dưỡng sửa chữa định kỳ.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đơn vị bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa xe nâng với chi phí và chất lượng dịch vụ khác nhau. Tuy nhiên, không phải nơi nào cũng kiểm tra được toàn bộ xe, chuẩn đúng bệnh và sửa đúng giá cho khách hàng.
Vận tải Thành Thắng là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa xe nâng chuyên nghiệp và uy tín được nhiều khách hàng tín nhiệm. Chúng tôi tự hào mang đến những dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng sửa chữa vận tải tốt nhất, cam kết chất lượng và sự hài lòng tới khách hàng.
I. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA XE NÂNG
1. Bảo trì, bảo dưỡng sửa chữa xe nâng định kỳ là gì?
Bảo trì, bảo dưỡng sửa chữa dưỡng xe nâng là công việc kiểm tra xe nâng thường xuyên, định kỳ để đánh giá hiện trạng của xe nâng. Từ đó đảm bảo các bộ phận vẫn hoạt động tốt, phát hiện hay dự đoán các hư hỏng trong tương lai gần để có biện pháp xử lý đúng và kịp thời.
2. Các loại xe nâng hàng hoá
Xe nâng bằng tay
Xe nâng hạ bằng tay là loại xe dùng thủ công để di chuyển hàng hoá, gồm các loại xe nâng tay, xe đẩy tay hoặc có thể vừa di chuyển hàng hoá vừa nâng hàng hoá lên cao. Tải trọng nâng và chiều cao nâng của dòng xe này tương đối thấp. Do đó được thiết kế tương đối đơn giản, dễ dàng sử dụng. Xe nâng hạ bằng tay có 2 dạng cơ bản:
- Xe nâng tay thấp: có chiều cao nâng tối đa là 200mm, chủ yếu nâng các loại hàng hoá có khối lượng từ 2 – 5 tấn.
- Xe nâng tay cao: có thể nâng cao tối đa lên tới 3.5 mét, tải trọng nâng từ 400kg đến 3 tấn.
Loại xe này thường được sử dụng để nâng hạ và di chuyển các loại hàng hóa trong kho có thiết kế nhỏ hẹp, trong xe tải, xe container…
Xe nâng bằng điện
Là loại xe dùng ắc quy hoặc cắm điện trực tiếp để thay thế cho sức người để di chuyển và nâng hạ hàng hóa.
Đây là dòng xe được sử dụng tương đối rộng rãi trong các kho hàng kín, kho hàng hóa sạch. Tải trọng nâng và chiều cao nâng của dòng xe này cũng tương đối lớn. Chiều cao nâng lên tới 6 mét, có thể nâng hàng hoá lên tới 5 tấn. Xe nâng hạ bằng điện cũng được chia ra thành nhiều loại như: xe nâng hạ bằng điện ngồi lái, xe nâng hạ bằng điện bán tự động…
Xe nâng bằng động cơ đốt trong
Xe nâng hạ bằng động cơ đốt trong là xe dùng động cơ đốt trong để thực hiện việc di chuyển và nâng hạ. Thông thường khi sử dụng loại xe này, người ta phải sử dụng nâng đỡ và di chuyển hàng hoá khối lượng lớn, tần suất cao mà các loại xe khác không thể đáp ứng được.
Cấu tạo của xe chủ yếu bao gồm có động cơ chạy bằng nhiên liệu xăng, dầu diesel, gas, khung gầm, lốp xe cấu tạo như ô tô, ngoài ra còn có thêm hệ thống thuỷ lực để nâng cấp hàng hoá và một vài bộ phận khác.
Tải trọng của các dòng xe nâng chạy bằng động cơ đốt trong tương đối lớn, có thể lên đến vài chục tấn, với chiều cao nâng lên tới 6 mét.
Xe nâng hạ bằng động cơ đốt trong gồm có 3 loại chính: xe nâng chạy dầu diesel, xe nâng chạy xăng, xe nâng chạy gas.
3. Cách tính thời gian bảo trì, bảo dưỡng xe nâng
Thông thường sẽ có hai cách tính thời gian bảo dưỡng xe nâng để đảm bảo an toàn khi vận hành.
- Tính theo giờ hoạt động của xe nâng: Dưới 1000 giờ (900h, 600h, 300h), từ 1000 - 2000 giờ (1200h, 1500h, 1800h), trên 2000 giờ (2100h và 2400h).
- Tính theo tháng hoạt động của xe nâng: Xe đã hoạt động 1.5 tháng, 3 tháng, 4.5 tháng, 6 tháng, 7.5 tháng, 9 tháng, 10.5 tháng và 12 tháng.
II. LỢI ÍCH KHI BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA XE NÂNG ĐỊNH KỲ
1. Giúp xe vận hành trơn tru, an toàn và bền bỉ
Bảo dưỡng thường xuyên không những giúp xe nâng vận hành một cách trơn tru mà còn đảm bảo an toàn, tránh các rủi ro hạn chế công việc bị gián đoạn, trì trệ. Từ đó, làm tăng hiệu quả công việc cũng như tiết kiệm chi phí.
2. Giúp tăng tuổi thọ cho xe
Công việc kiểm tra và thực hiện đúng quy trình vận hành xe nâng điện cũng như quy trình bảo dưỡng xe nâng điện hằng ngày, hàng tháng sẽ giúp phát hiện sớm các trường hợp trục trặc, hỏng hóc để khắc phục, tránh tình trạng xe nâng điện phải làm việc quá tải và bị giảm tuổi thọ.
III. DỊCH VỤ BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA XE NÂNG TẠI THÀNH THẮNG
Thấu hiểu được nhu cầu của khách hàng, Vận Tải Thành Thắng cung cấp đến khách hàng dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa uy tín, chất lượng, đúng giá. Chúng tôi có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô, xe tải, xe nâng,...
Với quy trình chuyên nghiệp cùng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, bạn sẽ được tư vấn tận tình và đưa ra giải pháp phù hợp với nhu cầu.
Ưu điểm khi bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa xe nâng tại Thành Thắng
1. Đội ngũ nhân lực tay nghề cao
Để mang đến cho khách hàng dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng sửa chữa vận tải tốt nhất. Thành Thắng đã tuyển chọn đội ngũ nhân viên, kỹ thuật viên có tay nghề vững vàng, đã được đào tạo bài bản. Họ luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, hỗ trợ khách hàng tận tâm. Đảm bảo phương tiện sẽ được khắc phục lỗi để có thể tiếp tục di chuyển an toàn.
2. Sử dụng phụ tùng, linh kiện chính hãng
Tất cả những sản phẩm Thành Thắng sử dụng đều là hàng chính hãng. Sau khi thay thế, nó sẽ hoạt động tốt nên khách hàng cứ việc yên tâm trong suốt quá trình xe lưu thông trên đường.
3. Báo đúng giá thị trường
Chúng tôi luôn cố gắng mang đến mức giá tốt nhất cho khách hàng. Với từng hạng mục bảo trì, bảo dưỡng sửa chữa xe nâng, kỹ thuật viên sẽ thực hiện báo giá cụ thể, cam kết không có tình trạng giá ảo.
4. Đầy đủ chính sách bảo hành
Vận Tải Thành Thắng cung cấp tới khách hàng đều có chính sách bảo hành chu đáo. Thời gian bảo hành sẽ tùy thuộc vào dịch vụ khách sử dụng nhưng tất cả đều được cam kết lâu dài.
IV. QUY TRÌNH BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA XE NÂNG TẠI THÀNH THẮNG
1. Bảo trì, bảo dưỡng xe nâng dầu/ gas/ xăng
Bảo trì, bảo dưỡng xe nâng dầu, xăng hoặc gas thường được thực hiện tương tự như nhau. Kỹ thuật viên tại Thành Thắng sẽ thực hiện các công việc sau đây:
- Tiến hành vệ sinh bộ lọc gió cho những xe nâng đã làm việc liên tục trong 70 giờ đầu.
- Kiểm tra lượng dầu Diesel/ xăng hoặc gas bên trong máy có bị cạn hay giảm chất lượng hay không và tiến hành thay dầu sau 200 - 300 giờ hoạt động.
- Sử nhớt 40 thay cho máy và dung tích bình chứa nhớt của xe là khoảng 8 lít. Sau 2 lần cho thêm nhớt, lọc lại một lần nữa để đảm bảo nó luôn được trong.
- Sau 200 giờ xe hoạt động liên tục nên tiến hành kiểm tra nhớt thuỷ lực, nếu nhớt chuyển màu đen có cặn thì cần thay mới ngay. Loại nhớt thường được sử dụng cho xe nâng là nhớt 10 với dung tích mỗi lần thay là 50 lít.
- Thực hiện thay nhớt hộp số khi xe vận hành liên tục sau 20.000 giờ đồng hồ, nên lựa chọn nhớt 90 cho hiệu quả sử dụng tốt nhất.
- Kiểm tra dầu thắng, nếu có dấu hiệu đổi màu cần tiến hành thay mới để xe được vận hành an toàn. Lựa chọn loại dầu Dot 3 hoặc Dot 4 tuỳ vào từng loại xe nâng.
- Mỗi lần bảo dưỡng xe nâng hãy dùng máy tra mỡ bôi trơn phần xích nâng, đồng thời thêm nhớt cho bạc đạn ở bánh xe để đảm bảo sẻ di chuyển trơn tru và hạn chế hen gỉ.
2. Bảo trì, bảo dưỡng xe nâng điện
Đối với các dòng xe nâng điện ngồi lái sẽ có các bước bảo dưỡng tương đối giống nhau, nhưng lại khác hoàn toàn so với xe nâng chạy bằng động cơ đốt trong (xăng, dầu, ga).
- Sử dụng hoá chất chuyên dụng để vệ sinh khô cho máy để loại bỏ các vết bẩn, gỉ sét bên ngoài sau thời gian dài sử dụng.
- Tiến hành vệ sinh bình ắc quy thật sạch, kiểm tra xem bình có nhiều nước không và tiến hành châm thêm nước cho bình để đảm bảo máy luôn hoạt động tốt nhất.
- Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống sạc của bình ắc quy, quan sát xem khi sạc đầy hệ thống có tự ngắt không.
- Tra thêm mỡ bôi trơn tại các vị trí ốc ở bánh xe, xích của xe để đảm bảo sự trơn tru khi chuyển động.
- Tiến hành kiểm tra động cơ chạy và hệ thống nâng hạ của xe một cách cẩn thận và đảm bảo các bộ phận khác luôn ở trong trạng thái hoạt động tốt nhất.
- Vệ sinh lại board, mạch điện tử, socket và các đầu nối dây điện để phát hiện sớm các hư hỏng từ đó có biện pháp sửa chữa và thay thế kịp thời.
- Xem xét kỹ hệ thống còi xe, thắng xe, đèn và các bộ phận trợ lực khi lái.
3. Bảo trì, bảo dưỡng xe nâng tay chạy điện
Đối với các dòng xe nâng tay điện, các kỹ thuật viên Thành Thắng thực hiện đơn giản thông qua các công việc sau đây:
- Thực hiện vệ sinh xe bằng hoá chất chuyên dụng để loại bỏ các vết bẩn và gỉ sét.
- Kiểm tra và làm sạch bình ắc quy, tra thêm nước trong trường hợp nước trong bình đã hết.
- Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống sạc điện của xe nâng tay điện.
- Xem xét lại toàn bộ van, ống dẫn dầu nhớt, hệ thống thuỷ lực và các phụ kiện của xe nâng.
- Vệ sinh board của mạch điện tử, các socket, đầu nối dây điện, tiến hành thay thế nếu hư hỏng.
- Kiểm tra hệ thống đèn chiếu sáng, thắng, còi xe xem có hoạt động tốt không.
- Xem lại toàn bộ hệ thống trợ lực lái và bôi thêm dầu mỡ để giúp vận hành trơn tru.
Việc bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa xe nâng định kỳ giúp hạn chế tối đa các vấn đề hư hỏng hay sự cố khi đang vận hành, đảm bảo công việc diễn ra trơn tru, hiệu quả hơn. Để trải nghiệm dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng sửa chữa tại Thành Thắng, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT VÀ VẬN TẢI THÀNH THẮNG
- Hotline: 096 653 35 44
- Email: vantaithanhthangvn@gmail.com
- Webiste: vantaithanhthang.vn
- Trụ sở chính: 6/23/4A Đường số 10, Khu phố 2, P. Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
CN1: KCN Sông Hậu - giai đoạn 1. X. Đông Phú, H. Châu Thành, T. Hậu Giang
CN2: KCN Hậu Cần cảng Tam Hiệp, X. Tam Hiệp, H. Núi Thành, T. Quảng Nam
CN3: KCN Thanh Liên, P. Thanh Tuyền, TP. Phủ Lý, T. Hà Nam